“Quản lý salon tóc cần phải giải quyết những vấn đề gì?” chính là câu hỏi mà bất kỳ ai, dù là người mới hay đã có kinh nghiệm, đều vô cùng trăn trở và đau đầu. Và từ những bài học thực tế của những người đi trước, thành công có, thất bại có, các bí quyết dưới đây chính là cẩm nang hoàn hảo dành cho bạn để quản lý salon tóc chuyên nghiệp sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.
1. Làm sao để xây dựng đội ngũ nhân sự hoàn hảo?
Một đội ngũ hoàn hảo là những người có thể đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng, thái độ – tinh thần làm việc và cả sự trung thành đối với doanh nghiệp. Là người quản lý của một salon tóc, bạn cần một chiến lược tuyển dụng, đào tạo và phát triển dài hạn dành cho nhân viên của mình.
a. Kỹ năng tay nghề và kiến thức chuyên môn:
Một chuyên viên có kỹ năng và kiến thức tốt sẽ là lý do đầu tiên và quan trọng nhất để khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ làm đẹp của bạn. Vậy làm sao để xây dựng một đội ngũ giỏi? Câu trả lời chính là chính sách tuyển dụng và đào tạo .
- Tuyển dụng: Nhân sự của một salon thường có 03 cấp bậc chính, đó là thợ chính, thợ phụ và học việc với số năm kinh nghiệm từ cao đến thấp. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, bạn có thể đề ra những yêu cầu cụ thể, ví dụ giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học làm tóc chuyên nghiệp, số năm kinh nghiệm tối thiểu, hoàn thành bài kiểm tra thực hành tại salon (tùy vào vị trí sẽ có bài kiểm tra khác nhau),…
- Đào tạo: Đào tạo là công việc giúp nhân viên salon cải thiện tay nghề, khắc phục được những yếu điểm hiện tại và học hỏi thêm kỹ năng mới như bán hàng, tư vấn,… Tùy vào ngân sách của mình, bạn có thể tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ nội bộ hoặc đăng ký các khóa học bên ngoài.
Đào tạo kỹ năng – kiến thức cần thiết cho cả nhân viên cũ và mới, học việc hay đã có kỹ năng – kinh nghiệm
b. Thái độ và tinh thần làm việc:
Bên cạnh các quy tắc ứng xử với đồng nghiệp và khách hàng giúp tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, những nhân tố dưới đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và tinh thần làm việc của nhân viên của bạn, đó là:
- Sự rõ ràng chế độ lương thưởng: Tính lương và hoa hồng chính xác, trả lương đúng ngày, chính sách tăng lương theo số năm làm việc,…
- Phân công công việc và khách hàng công bằng: Đảm bảo số ngày công/ ca làm việc và mỗi nhân viên đều được phục vụ nhiều đối tượng khách đa dạng, tránh việc đố kỵ nội bộ về khách hàng thường và V.I.P hay tiền tip.
- Đánh giá năng lực nhân viên, khen thưởng hay phê bình dựa trên phản hồi/review của khách hàng,…
- Các quyền lợi khác như bảo hiểm, team building,…
Một khi nhân viên của bạn nhận thấy được cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng như lợi ích được đảm bảo, họ sẽ trung thành với salon và ngày càng hoàn thiện bản thân.
2. Làm sao quản lý tài chính hiệu quả khi không có kĩ năng chuyên sâu về kế toán?
Nghiệp vụ tài chính tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp bao gồm 2 nhiệm vụ chính: quản lý doanh thu bán hàng và quản lý chi phí.
a. Quản lý bán hàng:
Thông thường, các salon cung cấp nhiều dịch vụ tạo mẫu tóc khác nhau như uốn, gội, nhuộm, hấp dầu,…, các combo tiết kiệm (cắt + nhuộm, cắt + uốn,..) và thậm chí bán các các sản phẩm dưỡng tóc chuyên dụng. Bảng giá đa dạng, các chương trình khuyến mãi kết hợp với nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát nguồn tiền.
Thanh toán trên hệ thống giúp giảm bớt sai sót, tiết kiệm thời gian của khách hàng và salon
Lúc này, phần mềm quản lý salon tóc sẽ giải quyết vấn đề này, cho phép thao tác bán hàng, xuất – nhập kho và xuất hóa đơn trên hệ thống, lưu trữ thông tin lịch sử giao dịch, thống kê doanh thu theo ngày và loại hình thanh toán một cách nhanh chóng, đơn giản.
b. Quản lý chi phí:
Một salon làm tóc muốn hoạt động thì phải chi trả những chi phí vận hành chính như sau:
- Hàng hóa dành cho dịch vụ làm tóc và bán hàng: Nguyên dược liệu (thuốc nhuộm, dầu ủ,…), sản phẩm chăm – dưỡng tóc (tinh dầu, dầu gội dành cho tóc nhuộm,..), máy móc làm tóc chuyên dụng.
- Chi phí mặt bằng, điện, nước và nhân sự.
- Chi phí quảng cáo và marketing.
- ….
Để chi trả các khoản phí và khoản vay (nếu có) đúng hạn, theo dõi chi hằng tháng, cân đối và cắt giảm các khoản tiêu dùng không cần thiết, bạn có thể tin tưởng lựa chọn và giao nhiệm vụ này cho phần mềm quản lý salon tóc, vừa tiết kiệm, vừa tiện dụng.
3. Làm sao để chăm sóc khách hàng tận tình nhất?
Để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ và thu hút thêm khách hàng mới, một nhà quản lý salon khôn ngoan sẽ không bỏ lỡ những “tuyệt chiêu” này:
- Quản lý khách hàng bằng cách hệ thống hóa thông tin để giúp dễ dàng tra cứu và hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc khách hàng như khảo sát, tư vấn, thông báo và áp dụng chương trình ưu đãi,…
- Tận dụng những phản hồi tích cực, review chất lượng từ khách hàng để quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
- Các chương trình khuyến mãi đa dạng, dành cho cả khách hàng cũ và mới.
“Xử gọn” các câu hỏi về quản lý salon tóc hóc búa kể trên, Spa4u hoàn toàn là một khoản đầu tư hữu ích và chính đáng. Không cần quản lý thủ công với nhiều yếu điểm như sai sót, gian lận, nhiều công việc giấy tờ; tất cả mọi thao tác quản lý từ nhân sự, tài chính cho đến khách hàng đều được thiết lập và thao tác trên máy tính cá nhân hay điện thoại một cách dễ dàng.
“Làm sao cho đúng?” và “Làm sao cho tốt?” luôn là những bài toán quản lý salon tóc mà mỗi người làm chủ phải đối diện khi bước chân vào ngành nghề dịch vụ “làm dâu trăm họ” này. Dù vậy, đừng quá lo lắng khi bạn đã nắm rõ những bí quyết trên và hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn công cụ hỗ trợ đắc lực cho riêng mình.